Bài Viết / Articles

Giáo sư Phương Bảo

GS Do Thi Phuong Bao

Với hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật, Giáo sư Phương Bảo (Đỗ Thị Phương Bảo) đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực: giảng dạy, biểu diễn, sáng tác và nghiên cứu. Năm 1970 cô đạt 2 Huy Chương Vàng về biểu diễn cho 2 tác phẩm “Bình Minh Trên Rẻo Cao” (st Phương Bảo) và “Khúc Hát Ru” (st Xuân Khải).  Năm 1980, cô đạt 2 Giải Nhất hạng mục sáng tác và biểu diễn cho tác phẩm “Biển”. Năm 1989: đạt giải Diễn tấu Xuất sắc với tác phẩm “Sang Xuân” tại Liên hoan Ca múa nhạc Toàn quốc và năm 1997 cô đạt giải Bông Sen Vàng. Giáo sư đã sáng tạo và cống hiến cho ngành Đàn tranh các kỹ thuật mới chưa từng có trước đó, đưa cây đàn tranh cổ lên vị trí độc tấu tại các sân khấu trong và ngoài nước từ thập niên 60 đến nay. Năm 1995 cô đón nhận “Bằng Độc Quyền Sáng Chế” với công trình “Cải Tiến Đàn Tranh” do Bộ Khoa học Công nghệ cấp cho cây đàn tranh mà cô đã dày công nghiên cứu và thiết kế. Năm 2008, cô sáng lập trung tâm âm nhạc Phương Bảo Music, chuyên đào tạo đàn tranh và các loại nhạc cụ với hơn 200 học viên, giảng viên. Các tiết mục biểu diễn của Giáo sư được khán giả ái mộ và hoan nghênh nhiệt liệt tại Việt Nam, Pháp, Ý, Đức, Thụy Sỹ, Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch, Albani, Hungary, Arghentina, Nhật, Mỹ, Triều Tiên v.v…

With more then 60 years of artistic activities, Professor Phuong Bao (Do Thi Phuong Bao) has achieved many achievements in many fields: teaching, performing, composing and researching. In 1970, she won 2 Gold Medals for performing 2 works “Binh Minh Tren Reo Cao” (st Phuong Bao) and “Khuc Hat Lullaby” (st Xuan Khai). In 1980, she won 2 First Prizes in the composition and performance categories for the work “Bien”. In 1989: won the Outstanding Performance Award for the work “Sang Xuan” at the National Music and Dance Festival and in 1997 she won the Golden Lotus Award. The professor has created and contributed to the Dan Tranh industry with new techniques that have never been seen before, bringing the ancient Dan Tranh to the position of solo performance on stages at home and abroad from the 60s to the present. In 1995, she received the “Patent for Invention” for the project “Improving the Zither” granted by the Ministry of Science and Technology for the Zither that she had painstakingly researched and designed. In 2008, she founded Phuong Bao Music Center, specializing in training Zither and other musical instruments with more than 200 students and lecturers. The Professor’s performances have been admired and warmly welcomed by audiences in Vietnam, France, Italy, Germany, Switzerland, Sweden, Norway, Denmark, Albania, Hungary, Argentina, Japan, the United States, Korea, etc.

Giáo sư Phương Oanh

gs-vo-quang-phuong-oanh
Tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962, cô là giảng viên chính thức tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn năm 1963-1975. Cô thành lập nhóm Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Việt Nam năm 1969 và tái lập trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris năm 1976. Đàn tranh được giảng dạy chính thức tại nhạc viện tỉnh Sevran, Antony và Villepinte lần lượt vào các năm 1987, 2000 và 2010 và cũng được Bộ Giáo Dục Pháp công nhận là môn nhiệm ý của kỳ thi tú tài. Cô đã đào tạo nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ Kim Uyên (giải nhất đàn tranh toàn quốc năm 1984, người sáng lập Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam năm 2011) và các giảng viên đàn tranh tại Pháp như Ngọc Dung, Vân Anh, Jacqueline. Với những cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, cô được trao Huân Chương Vàng Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Á Châu năm 1988 và Huân Chương Công Trạng Hoa Kỳ năm 1994. Năm 1996, Cô nhận bằng giáo sư quốc gia Pháp về âm nhạc truyền thống Việt Nam và giảng dạy tại các nhạc viện tỉnh Antony, Sevran trong hơn 25 năm. Đồng thời, sau nhiều năm miệt mài khảo cứu, Cô đã nghiên cứu thành công cách chuyển hệ thống âm giai ngũ cung để đàn tranh có thể hoà chung với các nhạc cụ Tây phương và có thể áp dụng vào các bản nhạc có nhiều dấu thăng giảm.
 
Graduated from the Saigon National Conservatory of Music and Drama in 1962, she was an official lecturer at the Saigon National Conservatory of Music from 1963 to 1975. She founded the Phuong Ca Folk Songs Group in Vietnam in 1969 and re-established the Phuong Ca Folk Songs School in Paris in 1976. The zither was officially taught at the Sevran, Antony and Villepinte provincial conservatories in 1987, 2000 and 2010 respectively and was also recognized by the French Ministry of Education as an optional subject in the baccalaureate exam. She has trained many famous artists such as artist Kim Uyen (first prize in the national zither competition in 1984, founder of the Vietnam Traditional Music Congress in 2011) and zither lecturers in France such as Ngoc Dung, Van Anh, Jacqueline. For her contributions to Vietnamese folk music, she was awarded the Gold Medal of the Asian Academy of Arts in 1988 and the US Medal of Merit in 1994. In 1996, she received a French national professorship in Vietnamese traditional music and taught at the Antony and Sevran conservatories for more than 25 years. At the same time, after many years of dedicated research, she successfully researched how to transform the pentatonic scale system so that the zither can blend with Western instruments and can be applied to pieces of music with many sharps and flats.

Nhà thơ Võ Quê

Là một người rất yêu Huế, trân quý lời ca tiếng nhạc xứ Huế, nhà thơ Võ Quê là một trong những người có công đầu trong việc phục hồi và phát triển hoạt động Ca Huế trên sông Hương ngay từ những năm 1984. Đến hôm nay, trình diễn Ca Huế trên thuyền xuôi dòng sông Hương đã trở thành nét đặc trưng của Huế. Năm 1983, ông cùng một số văn nghệ sĩ Huế thành lập Câu lạc bộ Ca Huế. Năm 1995, ông phụ trách dẫn đoàn Ca Huế, là đoàn nghệ thuật đầu tiên của Việt Nam tới Mỹ biểu diễn khi Mỹ chưa bỏ lệnh cấm vận Trong những năm tiếp theo, ông cùng CLB đã thực hiện nhiều chuyến lưu diễn giới thiệu Ca Huế tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hồng Kông (1996), Đài Loan (1998), và Hàn Quốc (2007). Tháng 6 năm 2015, Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Nhà thơ Võ Quê có dịp trở lại Mỹ vào năm 2016 thông qua lời mời giới thiệu về nghệ thuật Ca Huế tại Hội thảo Văn học hè thường niên do Viện William Joiner thuộc Đại học Massachusett tổ chức.

Năm 2013, dưới vai trò chủ nhiệm, ông cùng Câu lạc bộ Ca Huế thử nghiệm chương trình Ca Huế thính phòng miễn phí đầu tiên tại Bảo tàng Văn hóa Huế nhằm phát triển và giới thiệu tính chất bác học của nghệ thuật Ca Huế đến công chúng. Từ đó cho đến nay, Ca Huế thính phòng đã mở cửa đón tiếp và biểu diễn hàng tuần hoàn toàn miễn phí cho đông đảo bè bạn, tri âm, du khách trong và ngoài nước. Từ năm 2018 đến nay, thông qua chương trình “Đưa di sản Ca Huế vào trường học” do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhà thơ Võ Quê cùng các nghệ sĩ và nghệ nhân trong Câu lạc bộ Ca Huế thính phòng đã tham gia giảng dạy và tập huấn về nghệ thuật Ca Huế cho đội ngũ giáo viên và các em học sinh, giao lưu và trình diễn Ca Huế tại các trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những nỗ lực bền bỉ trong việc phục hồi và tiếp nối nghệ thuật Ca Huế, ông được gọi với cái tên thân thương “Võ Quê – người giữ hồn Ca Huế”.

 
 
As a person who loves Hue and appreciates the songs and music of Hue, poet Vo Que is one of the pioneers in restoring and developing Ca Hue activities on the Perfume River since 1984. Today, performing Ca Hue on boats down the Perfume River has become a characteristic of Hue. In 1983, he and a number of Hue artists founded the Ca Hue Club. In 1995, he was in charge of leading the Ca Hue troupe, the first Vietnamese art troupe to perform in the US when the US had not yet lifted the embargo. In the following years, he and the club made many tours to introduce Ca Hue in many countries around the world such as Hong Kong (1996), Taiwan (1998), and Korea (2007).  In June 2015, Ca Hue was recognized as a National Intangible Cultural Heritage. Poet Vo Que had the opportunity to return to the US in 2016 through an invitation to introduce the art of Ca Hue at the annual Summer Literature Conference organized by the William Joiner Institute of the University of Massachusetts.
 
 In 2013, as the chairman, he and the Ca Hue Club tested the first free chamber Ca Hue program at the Hue Cultural Museum to develop and introduce the scholarly nature of Ca Hue art to the public. Since then, Ca Hue chamber has opened its doors to welcome and perform weekly completely free of charge for a large number of friends, confidants, and domestic and foreign tourists. From 2018 to present, through the program “Bringing Ca Hue heritage to schools” organized by the Department of Culture and Sports of Thua Thien Hue province, poet Vo Que and artists and artisans in the Ca Hue Chamber Music Club have participated in teaching and training on Ca Hue art for teachers and students, exchanging and performing Ca Hue at schools in Thua Thien Hue province. With his persistent efforts in restoring and continuing the art of Ca Hue, he is affectionately called “Vo Que – the keeper of the soul of Ca Hue”.
 

Giáo sư Nguyễn Thanh 

 

Nghệ sĩ  Nguyễn Thanh (Nguyễn Thị Thanh) tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội chuyên ngành Đàn Tỳ Bà vào năm 1966-1976. Sau năm 1975, cô chuyển vào Sài Gòn tham gia học tập và Giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố. Với danh hiệu Giảng viên xuất sắc tại Nhạc viện Thành phố nhiều năm liền và kinh nghiệm giảng dạy từ năm 1976 đến năm 2012 tại nhạc viện Thành phố, Khoa Âm nhạc Dân tộc, chuyên ngành Đàn Tỳ bà, cô đã đào tạo được nhiều lớp nghệ sỹ thành đạt tại Việt Nam như: Nguyễn Thị Thúy Huỳnh – Giải 3 Độc tấu đàn Tỳ bà tại Liên hoa các Trường âm nhạc chuyên nghiệp; Nguyễn Phương Thùy – Giải khuyến khích trong cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Ngoài công tác giảng dạy, Giáo sư Nguyễn Thanh còn là cộng tác viên của Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen cũng như tham gia biểu diễn tại nhiều chương trình nghệ thuật trong và ngoài nước như chương trình “Gyeongju World Traditional Wind Instruments Festival” tại Hàn Quốc năm 2012. Năm 2016, tham gia dàn dựng và giới thiệu chương trình Chuyên đề Âm nhạc Dân Tộc – “Tiếng Tỳ Bà” cho Đài phát thanh truyền hình HTV.

 Nguyen Thanh (Nguyen Thi Thanh) graduated from the Hanoi Conservatory of Music, majoring in Pipa in 1966-1976. After 1975, she moved to Saigon to study and teach at the City Conservatory of Music. With the title of Excellent Lecturer at the City Conservatory of Music for many consecutive years and teaching experience from 1976 to 2012 at the City Conservatory of Music, Faculty of Traditional Music, majoring in Pipa, she has trained many successful artists in Vietnam such as: Nguyen Thi Thuy Huynh – 3rd Prize in Pipa Solo at the Lien Hoa of Professional Music Schools; Nguyen Phuong Thuy – Encouragement Prize in the Solo and Ensemble Competition of Traditional Musical Instruments. In addition to teaching, Professor Nguyen Thanh is also a collaborator of the Lotus Song and Dance Troupe and has performed in many domestic and international art programs such as the “Gyeongju World Traditional Wind Instruments Festival” in Korea in 2012. In 2016, he participated in staging and introducing the Ethnic Music Special Program – “The Sound of the Pipa” for HTV Radio and Television Station.

Giáo sư Kim Uyên

 

 Lê Thị Kim (Kim Uyên) là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng người Việt. Hiện là  Giám đốc điều hành Trung Tâm Cộng Đồng Người Việt tại Mississauga, cô đã dành hơn ba thập kỷ giúp tất cả các sắc dân mới đến nhập cư tại Canada thông qua các lớp học tiếng Anh và giúp đỡ để định cư tại vùng Peel. Ngoài ra, cô còn được biết đến với nghệ danh Kim Uyên, là một nhà giáo, một nghệ sĩ và là một người sáng tác nhạc cho Đàn Tranh, cũng với những sáng tác cho giàn nhạc dân tộc Việt Nam  Cô đã trình diễn trong nhiều chương trình ở Canada, Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc. Gần đây, cô đã xuất hiện trong một bộ phim tài liệu do Ethnic Channels Group, một công ty phát sóng truyền hình của Canada. Cô cũng đã đóng góp vào các bản thu âm cho Ubisoft Entertainment, Ubisoft Entertainment là một cơ sở phát hành trò chơi điện tử đã tạo ra và sản xuất một số thương hiệu trò chơi điện tử nổi tiếng.
Lê Thị Kim (Kim Uyên) là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện trong cả âm nhạc truyền thống và đương đại của Việt Nam. Năm 1984, cô đã nhận được Huy chương vàng toàn quốc  “Giải nhất đàn Tranh” . Trong suốt những năm học đàn tranh tại Nhạc viện Việt Nam, cô Kim Uyên liên tục đứng đầu lớp và tốt nghiệp với tư cách là thủ khoa. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ âm nhạc tại Đại học Monash, Úc, với Học bổng dành cho Phụ nữ, cô Kim Uyên đã tích cực trình diễn và tham gia nhiều buổi thuyết trình, và những chương trình  âm nhạc truyền thống trên khắp Châu Á, Úc, Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu. Cô đã thực hiện sáu album về Đàn Tranh, cô đã xuất bản 8 quyển sách nhạc cho Đàn Tranh và xuất hiện trên nhiều chương trình phát thanh và truyền hình. Cô Kim Uyên cũng là thành viên của nhiều nhóm nhạc truyền thống Việt Nam có uy tín như Phượng Ca, Tiếng hát Quê Hương, Thiếu Nhi Lê Văn Khoa, Back to Back Zithers, Hồng Lạc. Cô hiện đang định cư tại Ontario, Canada. Hiện tại, cô Kim Uyên là người sáng lập Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam được tổ chức hai năm một lần tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc  Tre Việt tại Canada, Kim Uyên còn là cố vấn cho một số Đoàn /Nhóm Nghệ thuật khắp Bắc Mỹ và Châu Âu.
Kim Thi Le is a well-known figure in the Vietnamese community. As the Director of the Vietnamese Community Centre in Mississauga, she has spent more than 3 decades helping the new immigrants in English language training, to settle in the Peel Region. In addition, she is also known under an artist’s name Kim Uyên, as a musician and composer for the Zither, a traditional Vietnamese musical instrument (Đàn Tranh in Vietnamese). She has written many music pieces for the Đàn Tranh as well as performed in many shows in Canada, the US, Europe and Australia. Recently she has been featured in a documentary recorded by the Ethnic Channels Group, a Canadian television broadcasting company. She has also contributed in sound recordings for Ubisoft Entertainment, a video game publisher who created and produced several acclaimed video game franchises.  

Lê Thị  Kim (Kim Uyên) is a composer and virtuoso performer in both traditional and contemporary music of Vietnam. In 1984, she received the National Gold Medal for Excellent Đàn Tranh Performance. Throughout years studying đàn tranh at the Vietnamese Conservatory of Music, Ms. Kim Uyên continuously ranked first in her class and graduated as a valedictorian. Upon her completion for a master degree in music at Monash University, Australia, with a Women’s Scholarship, Ms. Kim Uyên actively performed and participated in many traditional musical programs across Asia, Australia, United States, Canada, and Europe. She has produced six  albums about Đàn Tranh, published  eight  books for  dan Tranh  and appeared in numerous radio and television programs. Ms. Kim Uyên is also a member of many prestigious Vietnamese traditional music groups such as Phượng Ca, Tiếng Hát Quê Hương, Thiếu Nhi Lê Văn Khoa, Back to Back Zithers, Hồng Lạc. She is now residing in Ontario, Canada. Currently, Ms. Kim Uyên is a founder  of  Vietnamese Traditional Music Festival and is held every two years in different countries, Tre Viet group in Canada, Kim Uyên is an adviser for several Performing Arts groups across Northern America and Europe.
 
 

Nghệ sĩ Diệu Trinh

Nghệ sĩ Diệu Trinh yêu âm nhạc qua hình ảnh của người Cha thân yêu ôm đàn hát trên đài phát thanh Huế trong những ngày xa xưa khi ông còn trong quân đội. Ước mơ đến với âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã được thực hiện khi người Cha thân yêu đưa đến lớp học Đàn Tranh ở Sài Gòn. Một chân trời mới với âm thanh tuyệt đẹp đã mở ra , nhưng không lâu sau đó Cô đã phải bỏ lại đằng sau khi cô cùng gia đình rời VN đến định cư tại Canada. Cô đã tìm lại được niềm vui âm nhạc với sự hướng dẫn về đàn tranh từ Cô Kim Uyên
Nghệ sĩ Diệu Trinh đã có cơ hội trải rộng những ước mơ của mình hơn qua những lần tham gia trong chương trình âm nhạc của nhóm Hướng Việt tại Seattle và khắp nơi trên thế giới. Cô cũng là một cộng tác viên của các chương trình văn nghệ đa văn hoá nhất là những sinh hoạt của các hội đoàn người Việt tại Toronto.
Gần đây nhất, ngoài vai trò Chủ tịch cho nhóm Tre Việt, Cô còn là một thành viên, một mạnh thường quân tích cực cho các chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống được tổ chức nhiều nơi trên thế giới.

Diệu Trinh’s passion for music began with the image of her dear father singing with a guitar in his hands on Huế’s radio programs when he as a soldier, back in the old days in Vietnam.  Her dream came true when her father took her to a Đàn Tranh’s class in Saigon. The first musical notes had opened a new horizon for her but not long after that the new found horizon had to be left behind when she and her family left VN for Canada.  The love for music brought her to Mrs. Lê, Kim Uyên and she has been practicing & learning under Kim’s guidance ever since.

Diệu Trinh had opportunities to extend her dream through participating in the musical programs organized by Hướng Việt group in Seattle. She is also an active participant around the word in many multicultural events, especially for the Vietnamese associations in Toronto, Canada.
In recent days, besides serving as a representative for the Tre Việt group, Diệu Trinh has also been an active member and a supportive sponsor for the Vietnamese traditional musical programs.

Nghệ sĩ Thúy Vân

Nghệ sĩ Nguyễn Thị Thúy Vân tốt nghiệp Nhạc Viện Sài gòn 1988.
1989 Cô đã nhận được  Huy chương Bạc Liên hoan nhạc cụ dân tộc toàn quốc.
Cô đã tham gia chương trình liên hoan âm nhạc dành cho người khuyết tật tại Taiwan và thường xuyên ủng hộ cho các chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam khắp nơi trên thế giới.

Cô đã từng tham gia sinh hoạt  và  giảng dạy những đoàn thể và các nhóm như:
Trường Văn Hóa Nghệ Thuật tỉnh Đồng Nai, Nhà Văn hóa thiếu nhi,  Câu lạc bộ Tao đàn,  Nhóm Chim Quyên, Trung tâm văn hóa Quận 2, Liên đoàn lao động quận 3 , trường dành cho các em khiếm thị và đa tật Mái Ấm Huynh Đệ Như  Nghĩa , trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.
 
Hiện nay Cô phụ trách giảng dạy tại trung tâm  Phương Bảo music và đã phát hành những dĩa  nhạc cho Đàn Tranh có giá trị.

Artist Nguyen Thi Thuy Van graduated from the Saigon Conservatory of Music in 1988.
In 1989, she received the Silver Medal at the National Traditional Instrument Festival.
She participated in the music festival for the disabled in Taiwan and regularly supported the Vietnam Traditional Music Festival programs around the world.
She has participated in and taught in organizations and groups such as:
Dong Nai Province School of Culture and Arts, Children’s Cultural House, Tao Dan Club, Chim Quyen Group, District 2 Cultural Center, District 3 Labor Federation, School for the visually impaired and disabled children Mai Am Huynh De Nhu Nghia, Nguyen Dinh Chieu Special High School.
Currently, she is in charge of teaching at Phuong Bao Music Center and has released valuable music CDs for the Dan Tranh. 

Nghệ sĩ Phương Mai

 
 
Cô Nguyễn Mai đã có học đàn Tranh khi còn ở Việt Nam, sang đến Canada Cô đã tiếp tục theo đuổi niềm đam mê âm nhạc dân tộc, Cô  tham gia các khóa học và sinh hoạt cũng như đi trình diễn khắp nơi với Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Tre Việt. Cô chính thức gia nhập nhóm vào năm 2015, Cô cũng là người có bằng cấp chuyên môn về Thông tin kỹ thuật điện toán. Cô còn là một mạnh thường quân tích cực cho các sinh hoạt  của Tre Việt.
 
Mrs. Mai Nguyễn Ms. studied the dan Tranh  while still in Vietnam, and when she came to Canada, she continued to pursue her passion for traditional music. She participated in courses and activities as well as performed everywhere with the Tre Viet Performing Arts Group. She officially joined the group in 2015. She also has a professional degree in Computer Information Technology. She is also an active sponsor of Tre Viet’s activities.
 

Nghệ sĩ Thanh Lê

 

Nghệ sĩ Thanh Lê  Cô học đàn Bầu với nghệ nhận Phước Lưu Hữu , nhận huy chương bạc tỉnh hà Nam Ninh sau đó tiếp tục  tự học, theo đuổi đam mê của mình, Cô đã trình diễn nhiều nơi và đem nét độc đáo của cây đàn Bầu đến với người dân bản xứ,  hiện nay Cô định cư tai Đức. 

Artist Thanh Le studied Dan Bau with master dan Bau  Phuoc Luu Huu, received a silver medal from Ha Nam Ninh province, then continued to study on her own, pursuing her passion. She has performed in many places and brought the unique features of Dan Bau to the local people. Currently, she lives in Germany.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lời hát bài Hành Vân  (nhạc miền Nam)
 
1.   Hội ca  cầm
2.   Hội ca cầm
3.   Ta gặp nhau ngày hôm nay 
4.   Xôn xao xôn xao ríu rít
5.   Ríu rít nói cười xôn xao
6.   Biết bao nhiêu là chuyện
7.   Trao nhau những điều hiểu biết
8.   Bài ca chung bản đàn trao tay
9.   Vui cung đàn hát ca vang rền
10. Biết bao điều bao điều tâm sự
11. Nhớ ơn Thầy, Cô đã dạy khuyên
12. Hội ca cầm
13. Ôi những gì còn chưa trao nhau
14. Ta cùng  _ cùng nhau í a
15. Tiếp bước theo cùng nhau gắng sức
16. Giữ gìn _ vốn cổ của ông 
17. Chữ nhạc _ của nước Việt mình
18. Cùng nhau _ lo chung với nhau
19. Tình nầy tình yêu nhạc Việt Nam
20. Khúc ca tình yêu thương mến
21. Nhớ nhau _ đến hẹn chớ quên.