Năm 2013, dưới vai trò chủ nhiệm, ông cùng Câu lạc bộ Ca Huế thử nghiệm chương trình Ca Huế thính phòng miễn phí đầu tiên tại Bảo tàng Văn hóa Huế nhằm phát triển và giới thiệu tính chất bác học của nghệ thuật Ca Huế đến công chúng. Từ đó cho đến nay, Ca Huế thính phòng đã mở cửa đón tiếp và biểu diễn hàng tuần hoàn toàn miễn phí cho đông đảo bè bạn, tri âm, du khách trong và ngoài nước. Từ năm 2018 đến nay, thông qua chương trình “Đưa di sản Ca Huế vào trường học” do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhà thơ Võ Quê cùng các nghệ sĩ và nghệ nhân trong Câu lạc bộ Ca Huế thính phòng đã tham gia giảng dạy và tập huấn về nghệ thuật Ca Huế cho đội ngũ giáo viên và các em học sinh, giao lưu và trình diễn Ca Huế tại các trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những nỗ lực bền bỉ trong việc phục hồi và tiếp nối nghệ thuật Ca Huế, ông được gọi với cái tên thân thương “Võ Quê – người giữ hồn Ca Huế”.
Giáo sư Nguyễn Thanh
Giáo sư Nguyễn Thanh (Nguyễn Thị Thanh) tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội chuyên ngành Đàn Tỳ Bà vào năm 1966-1976. Sau năm 1975, cô chuyển vào Sài Gòn tham gia học tập và Giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố. Với danh hiệu Giảng viên xuất sắc tại Nhạc viện Thành phố nhiều năm liền và kinh nghiệm giảng dạy từ năm 1976 đến năm 2012 tại nhạc viện Thành phố, Khoa Âm nhạc Dân tộc, chuyên ngành Đàn Tỳ bà, cô đã đào tạo được nhiều lớp nghệ sỹ thành đạt tại Việt Nam như: Nguyễn Thị Thúy Huỳnh – Giải 3 Độc tấu đàn Tỳ bà tại Liên hoa các Trường âm nhạc chuyên nghiệp; Nguyễn Phương Thùy – Giải khuyến khích trong cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Ngoài công tác giảng dạy, Giáo sư Nguyễn Thanh còn là cộng tác viên của Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen cũng như tham gia biểu diễn tại nhiều chương trình nghệ thuật trong và ngoài nước như chương trình “Gyeongju World Traditional Wind Instruments Festival” tại Hàn Quốc năm 2012. Năm 2016, tham gia dàn dựng và giới thiệu chương trình Chuyên đề Âm nhạc Dân Tộc – “Tiếng Tỳ Bà” cho Đài phát thanh truyền hình HTV.
Nguyen Thanh (Nguyen Thi Thanh) graduated from the Hanoi Conservatory of Music, majoring in Pipa in 1966-1976. After 1975, she moved to Saigon to study and teach at the City Conservatory of Music. With the title of Excellent Lecturer at the City Conservatory of Music for many consecutive years and teaching experience from 1976 to 2012 at the City Conservatory of Music, Faculty of Traditional Music, majoring in Pipa, she has trained many successful artists in Vietnam such as: Nguyen Thi Thuy Huynh – 3rd Prize in Pipa Solo at the Lien Hoa of Professional Music Schools; Nguyen Phuong Thuy – Encouragement Prize in the Solo and Ensemble Competition of Traditional Musical Instruments. In addition to teaching, Professor Nguyen Thanh is also a collaborator of the Lotus Song and Dance Troupe and has performed in many domestic and international art programs such as the “Gyeongju World Traditional Wind Instruments Festival” in Korea in 2012. In 2016, he participated in staging and introducing the Ethnic Music Special Program – “The Sound of the Pipa” for HTV Radio and Television Station.
GIÁO SƯ ĐỖ THỊ PHƯƠNG BẢO
Với gần 60 năm hoạt động nghệ thuật, Giáo sư Phương Bảo (Đỗ Thị Phương Bảo) đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực: giảng dạy, biểu diễn, sáng tác và nghiên cứu. Năm 1970 cô đạt 2 Huy Chương Vàng về biểu diễn cho 2 tác phẩm “Bình Minh Trên Rẻo Cao” (st Phương Bảo) và “Khúc Hát Ru” (st Xuân Khải). Năm 1980, cô đạt 2 Giải Nhất hạng mục sáng tác và biểu diễn cho tác phẩm “Biển”. Năm 1989: đạt giải Diễn tấu Xuất sắc với tác phẩm “Sang Xuân” tại Liên hoan Ca múa nhạc Toàn quốc và năm 1997 cô đạt giải Bông Sen Vàng. Giáo sư đã sáng tạo và cống hiến cho ngành Đàn tranh các kỹ thuật mới chưa từng có trước đó, đưa cây đàn tranh cổ lên vị trí độc tấu tại các sân khấu trong và ngoài nước từ thập niên 60 đến nay. Năm 1995 cô đón nhận “Bằng Độc Quyền Sáng Chế” với công trình “Cải Tiến Đàn Tranh” do Bộ Khoa học Công nghệ cấp cho cây đàn tranh mà cô đã dày công nghiên cứu và thiết kế. Năm 2008, cô sáng lập trung tâm âm nhạc Phương Bảo Music, chuyên đào tạo đàn tranh và các loại nhạc cụ với hơn 200 học viên, giảng viên. Các tiết mục biểu diễn của Giáo sư được khán giả ái mộ và hoan nghênh nhiệt liệt tại Việt Nam, Pháp, Ý, Đức, Thụy Sỹ, Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch, Albani, Hungary, Arghentina, Nhật, Mỹ, Triều Tiên v.v…
GIÁO SƯ NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU
Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Châu tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn khoa Đàn tranh và Ca xướng vào năm 1966. Sau khi tốt nghiệp, Giáo sư tham gia giảng dạy tại Nhạc viện Quốc Gia Sài Gòn hơn 30 năm. Năm 1989, cô đoạt giải Huy Chương Bạc độc tấu liên hoan ca múa nhạc. Từ năm 2000 đến hiện nay, giáo sư tiếp tục công việc giảng dạy tại Nhạc viện khoa âm nhạc dân tộc. Các học trò của giáo sư hiện là các nghệ sĩ thành công trong và ngoài nước như: nghệ sĩ Đặng Thị Kim Hiền, nghệ sĩ Ngụy Thị Thương Thương v.v… và họ cũng đang tiếp nối con đường của giáo sư truyền thụ và phát huy âm nhạc dân tộc. Ngoài công tác giảng dạy truyền đạt ngón đàn của mình cho các thế hệ sau, giáo sư còn chuyên tâm trong công việc sáng tác và chuyển soạn các bản đàn cho cây đàn tranh cũng như các giáo trình sư phạm cho việc giảng dạy đàn tranh. Các tác phẩm tiêu biểu của cô gồm có: trống đệm “Tiếng chày trên sóc Bombo” viết cho Đàn tranh, biến tấu Lý Ngựa Ô, biến tấu theo điệu Lý đêm trăng (độc tấu cho đàn Tranh 22), biến tấu Sakura. Ngoài các hoạt động trên, giáo sư được mời tham gia nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam, Nhật Bản (1970), Canada (1974), Pháp (2004 và 2006).
GIÁO SƯ VÕ QUANG PHƯƠNG OANHTốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962, cô là giảng viên chính thức tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn năm 1963-1975. Cô thành lập nhóm Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Việt Nam năm 1969 và tái lập trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris năm 1976. Đàn tranh được giảng dạy chính thức tại nhạc viện tỉnh Sevran, Antony và Villepint lần lượt vào các năm 1987, 2000 và 2010 và cũng được Bộ Giáo Dục Pháp công nhận là môn nhiệm ý của kỳ thi tú tài. Cô đã đào tạo nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ Kim Uyên (giải nhất đàn tranh toàn quốc năm 1984, người sáng lập Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam năm 2011) và các giảng viên đàn tranh tại Pháp như Ngọc Dung, Vân Anh, Jacqueline. Với những cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, cô được trao Huân Chương Vàng Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Á Châu năm 1988 và Huân Chương Công Trạng Hoa Kỳ năm 1994. Năm 1996, Cô nhận bằng giáo sư quốc gia Pháp về âm nhạc truyền thống Việt Nam và giảng dạy tại các nhạc viện tỉnh Antony, Sevran trong hơn 25 năm. Đồng thời, sau nhiều năm miệt mài khảo cứu, Cô đã nghiên cứu thành công cách chuyển hệ thống âm giai ngũ cung để đàn tranh có thể hoà chung với các nhạc cụ Tây phương và có thể áp dụng vào các bản nhạc có nhiều dấu thăng giảm.
NGHỆ SĨ KIM UYÊN
Kim Thi Le is a well-known figure in the Vietnamese community. As the Director of the Vietnamese Community Centre in Mississauga, she has spent more than 3 decades helping the new immigrants in English language training, to settle in the Peel Region. In addition, she is also known under an artist’s name Kim Uyên, as a musician and composer for the Zither, a traditional Vietnamese musical instrument (Đàn Tranh in Vietnamese). She has written many music pieces for the Đàn Tranh as well as performed in many shows in Canada, the US, Europe and Australia. Recently she has been featured in a documentary recorded by the Ethnic Channels Group, a Canadian television broadcasting company. She has also contributed in sound recordings for Ubisoft Entertainment, a video game publisher who created and produced several acclaimed video game franchises.
Lê Thị Kim (Kim Uyên) is a composer and virtuoso performer in both traditional and contemporary music of Vietnam. In 1984, she received the National Gold Medal for Excellent Đàn Tranh Performance. Throughout years studying đàn tranh at the Vietnamese Conservatory of Music, Ms. Kim Uyên continuously ranked first in her class and graduated as a valedictorian. Upon her completion for a master degree in music at Monash University, Australia, with a Women’s Scholarship, Ms. Kim Uyên actively performed and participated in many traditional musical programs across Asia, Australia, United States, Canada, and Europe. She has produced six albums about Đàn Tranh, published eight books for dan Tranh and appeared in numerous radio and television programs. Ms. Kim Uyên is also a member of many prestigious Vietnamese traditional music groups such as Phượng Ca, Tiếng Hát Quê Hương, Thiếu Nhi Lê Văn Khoa, Back to Back Zithers, Hồng Lạc. She is now residing in Ontario, Canada. Currently, Ms. Kim Uyên is a founder of Vietnamese Traditional Music Festival and is held every two years in different countries, Tre Viet group in Canada, Kim Uyên is an adviser for several Performing Arts groups across Northern America and Europe.
NGHỆ SĨ DIỆU TRINH
Diệu Trinh’s passion for music began with the image of her dear father singing with a guitar in his hands on Huế’s radio programs when he as a soldier, back in the old days in Vietnam. Her dream came true when her father took her to a Đàn Tranh’s class in Saigon. The first musical notes had opened a new horizon for her but not long after that the new found horizon had to be left behind when she and her family left VN for Canada. The love for music brought her to Mrs. Lê, Kim Uyên and she has been practicing & learning under Kim’s guidance ever since.
Diệu Trinh had opportunities to extend her dream through participating in the musical programs organized by Hướng Việt group in Seattle. She is also an active participant around the word in many multicultural events, especially for the Vietnamese associations in Toronto, Canada. Diệu Trinh
Nghệ sĩ Diệu Trinh yêu âm nhạc qua hình ảnh của người Cha thân yêu ôm đàn hát trên đài phát thanh Huế trong những ngày xa xưa khi ông còn trong quân đội. Ước mơ đến với âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã được thực hiện khi người Cha thân yêu đưa đến lớp học Đàn Tranh ở Sài Gòn. Một chân trời mới với âm thanh tuyệt đẹp đã mở ra , nhưng không lâu sau đó Cô đã phải bỏ lại đằng sau khi cô cùng gia đình rời VN đến định cư tại Canada. Cô đã tìm lại được niềm vui âm nhạc với sự hướng dẫn về đàn tranh từ Cô Kim Uyên Nghệ sĩ Diệu Trinh đã có cơ hội trải rộng những ước mơ của mình hơn qua những lần tham gia trong chương trình âm nhạc của nhóm Hướng Việt tại Seattle và khắp nơi trên thế giới. Cô cũng là một cộng tác viên của các chương trình văn nghệ đa văn hoá nhất là những sinh hoạt của các hội đoàn người Việt tại Toronto. Gần đây nhất, ngoài vai trò Chủ tịch cho nhóm Tre Việt, Cô còn là một thành viên, một mạnh thường quân tích cực cho các chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống được tổ chức nhiều nơi trên thế giới. |
NGHỆ SĨ THANH LÊ
Tiểu sử Nghệ sĩ Đàn Bầu Phạm Thanh Lê, hiện dang định cư tại Germany. Năm 1977 Đoạt Huy chương bạc về Đàn bầu trong Hội diễn Nghệ thuật quần chúng do Tỉnh Hà Nam Ninh tổ chức . Năm 1986 đoạt Huy chương vàng trong Hội diễn Nghệ thuật quần chúng của Thành Phố Hồ Chí Minh. Năm 1994 Thâu thanh cho Đài phát thanh Đức Năm 1998 góp phần trong sách âm nhạc lớp 7/8 Đức. Hiện sinh hoạt và những chương trình nhạc cổ truyền Việt tại nơi chị sinh sống. Tham gia các Đại Hội âm nhạc truyền thống được tổ chức tại Paris 2017 và 2024 tại Taiwan.
Biography of Dan Bau Artist Pham Thanh Le, currently residing in Germany. In 1977, he won the Silver Medal for Dan Bau in the Public Art Festival organized by Ha Nam Ninh Province. In 1986, he won the Gold Medal in the Ho Chi Minh City Art Festival. In 1994 Recorded for German Radio In 1998 contributed to the German 7th/8th grade music book. Currently doing activities and traditional Vietnamese music programs where she lives. Participate in traditional music festivals held in Paris 2017 and 2024 in Taiwan.
Nhóm Tri Âm Hòa Điệu được thành lập vào năm 2018 bởi Nghệ Sĩ Thanh Nga, với sứ mệnh quảng bá và trình diễn các nhạc cụ cổ điển truyền thống Việt Nam. Nhóm của chúng tôi đã được biểu diễn, trình diễn và hội thảo trên khắp cộng đồng của chúng tôi và trên toàn thế giới. Với tư cách là người sáng lập nhóm này, tôi đã tham dự Liên hoan Âm nhạc Truyền thống Việt Nam tại Toronto Canada, Paris, Pháp, California & Seattle Hoa Kỳ.
Nhóm của chúng tôi đã biểu diễn và hội thảo Thư viện Quận Pierce, Tacoma và South Hill Washington. Chúng tôi cũng biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, chẳng hạn như Lễ kỷ niệm Di sản AANHPI ở Olympia. Năm nay chúng tôi đang thực hiện sự kiện AANHPI tại Thư viện Gregory Heights ở Portland OR. Chúng tôi cũng biểu diễn và tổ chức các buổi hội thảo cho chùa Phật giáo địa phương ở Olympia WA cho các sự kiện âm nhạc và nghệ thuật.
Các thành viên trong nhóm của chúng tôi bao gồm những người yêu âm nhạc truyền thống Việt Nam, chúng tôi chuyên về các nhạc cụ khác nhau như Đàn Tranh (Đàn Kim), Đàn Bầu, Trống (Trống Việt Nam). Chúng tôi cũng đang nghiên cứu và quảng bá âm nhạc Phật giáo dưới các hình thức âm nhạc nghi lễ và phi nghi lễ. Chúng tôi cũng đang học các nhạc cụ gắn liền với Âm nhạc Phật giáo như Kim cương và bộ chuông, Chũm chọe lớn, Tingsha, Cồng chiêng, Trống, bộ gõ sử dụng trong các chùa Phật giáo.
Chúng tôi tổ chức hội thảo nhiều nhất có thể để quảng bá âm nhạc của mình. Nhiều Thư viện trên khắp vùng Tây Nam Seattle WA đã mời chúng tôi tổ chức hội thảo cho các sự kiện của họ với tên gọi “Giáo dục”. Chúng tôi tự hào được phục vụ và quảng bá nhạc cụ truyền thống Việt Nam trên toàn thế giới.
Nghệ sĩ Thanh Nga
học Đàn Tranh cơ bản với Tiến sĩ Hồng Việt Hải năm 2008, và từ năm 2013 cho đến nay Thanh Nga học Đàn Tranh với Giáo sư Kim Uyên ở trình độ nâng cao. Thanh Nga cũng nghiên cứu Sáo trúc với người bạn nhạc sĩ Việt Nam. Năm 2019 cho đến nay Thanh Nga bắt đầu học thêm nhạc cổ truyền Việt Nam chuyên ngành Đàn nguyệt (Đàn Kìm) với Nhạc Sư Võ Hà Khuê. Nhạc sư Võ Hà Khuê là người sáng lập Ban Cố Nhạc Seattle, WA.
Nghệ sĩ Thanh Nga mơ ước một ngày nào đó cô sẽ có một hành trình trọn vẹn để biểu diễn và chia sẻ tất cả những hiểu biết của mình về âm nhạc truyền thống Việt Nam đến với mọi người.Tri Am Hoa Dieu group
Tri Am Hoa Dieu group was founded in 2018 by Artis Thanh Nga, with a mission to promote and show Classical Vietnamese traditional music instruments. Our group has been performed, demonstrations, and workshops throughout our community and worldwide. As the founder of this group, I have attended The Vietnamese Traditional Music Festival in Toronto Canada, Paris, France, California & Seattle USA.
Our group has performed and workshops Pierce County Library, Tacoma and South Hill Washington. We also performed for community events for example AANHPI Heritage Celebrationin Olympia. This year we are performing the AANHPI event at Gregory Heights Library in Portland OR. We also performed and provided workshops for local Buddhist Temple in Olympia WA for music and arts events.
Our group members consist of Vietnamese traditional music lovers, we are specialized in different instruments such as Dan Tranh (Zithers), Moon Lute (Dan Kim), Dan Bau, Trong (Vietnamese Drum). We are also studying and promoting Buddhist music in ritual and non-ritual musical forms. We are also learning instruments associated with Buddhist Music suchas Vajra and bell sets, Large cymbals, Tingsha, Gongs, Drums, percussions use in Buddhist Temples.
Artist Thanh Nga has studied basic Dan Tranh from Dr. Hong Viet Hai in 2008, in 2013 she studied Dan Tranh with Professor Kim Uyen for advance level and tried to learn Sáo trúc (Bamboo flute ) with musician friend in Vietnam. In 2019, Thanh Nga starts study Vietnamese classical music specialized in the Moon Lute (Dan Kim) with Master Vo Ha Khue to present. Master Vo Ha Khue is a founder of Ban Co Nhac Seattle, WA.
Artist Thanh Nga dream someday she will have her full fill journey to play and share all of her knowledge about Vietnamese Traditional music to all.